Kết quả tìm kiếm cho "ở tuổi xế chiều"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1686
Hè về, bắt đầu vào mùa mưa, một trong số trái cây dân dã được người ta nhắc tới, không thể thiếu trái trâm ở vùng Bảy Núi. Vị ngọt xen lẫn chua chát của trâm không chỉ là câu chuyện của tuổi thơ của các thế hệ, mà đã chuyển sang góc nhìn về giá trị kinh tế cho nhiều người dân.
Hàng ngày, trên chiếc xe gắn máy, những người bán dạo đồ rèn mang sản phẩm nghề truyền thống trăm năm lang bạt khắp nơi. Trải qua biến cố thăng trầm, người dân vẫn giữ ổn định nghề rèn qua bao thế hệ.
Giữa nhịp sống hối hả, vẫn còn những mảnh đời lặng lẽ vượt qua từng ngày khó nhọc. Bà Đặng Thị Ghi (78 tuổi) sống đơn chiếc, mang nhiều bệnh tật trong tuổi xế chiều. Chị Trương Thị Kim Xiên (43 tuổi) câm điếc từ nhỏ, nay lại chống chọi với ung thư vú, sức khỏe suy kiệt từng ngày. Mỗi người một cảnh đời, nhưng đều rất cần sự chung tay, sẻ chia từ cộng đồng để có thêm hy vọng vượt qua nghịch cảnh.
Trong bối cảnh hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL ngày càng được chú trọng đầu tư, An Giang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ, tăng tốc thi công Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn đi qua địa phận tỉnh. Sự chủ động này góp phần đảm bảo tiến độ chung của toàn dự án trọng điểm quốc gia, mở ra kỳ vọng lớn về bứt phá kinh tế - xã hội (KTXH) cho vùng đất giàu tiềm năng.
Triển lãm “Những người bạn” quy tụ những tác phẩm đặc sắc nhất của 8 hoạ sĩ đến từ ba miền đất nước. Các hoạ sĩ với phong cách sáng tác và chất liệu đặc trưng riêng của mình, đã đưa đến triển lãm những tác phẩm mang hơi thở và nhịp sống đương đại được sáng tác trong thời gian gần đây.
Làm mới các ca khúc đậm chất văn học Việt Nam, đưa xẩm xưa “sống” lại trong nhịp đập thời đại; sáng tác nhạc rap trên chất liệu của người miền núi để “đánh thức” lòng nhân ái... là những sản phẩm âm nhạc ghi dấu ấn của những người trẻ, góp phần tiên phong “quốc tế hóa” bản sắc dân tộc.
Ở An Giang, rất dễ nhìn thấy “chợ di động”. Chúng là những chiếc xe đẩy và xuồng ghe chở đầy ắp hàng hóa, đồ ăn rong ruổi khắp ngõ xóm, kênh rạch, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân.
Mùa lúa chín, trên những cánh đồng bát ngát in dấu chân của người chăn vịt. Quanh năm, họ lấy bờ đê làm nhà tạm bợ, ruộng đồng làm nơi mưu sinh, phiêu bạt khắp nơi theo đàn vịt.
Chiều về, rảo một vòng qua vùng thôn quê, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lớn, trẻ em quây quần vui chơi trên cánh đồng sau mùa gặt. Bất giác, chúng tôi nhớ quay quắt một mảnh hồn quê yên ả!
Từ bao đời nay, nông dân luôn gắn bó với ruộng vườn, với nắng sớm chiều mưa, với bàn tay chai sạn và tấm lòng bền bỉ. Họ không chỉ là người tạo ra hạt gạo, trái ngọt, mà còn là biểu tượng cho sự cần cù, chịu thương chịu khó. Dù đối mặt với thời tiết khắc nghiệt hay giá cả bấp bênh, họ vẫn ngày ngày bám đất, bám nghề.
Theo ghi nhận những ngày đầu kỳ nghỉ lễ năm nay, rất đông du khách khắp mọi miền Tổ quốc nô nức đổ về Miếu Bà Chúa xứ núi Sam đảnh lễ.
Những ngày này, khắp mọi miền Tổ quốc ngập tràn không khí hân hoan, tự hào khi các tầng lớp nhân dân cùng nhau chung vui hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Từ bắc vào nam, nơi đâu cũng rộn ràng những chương trình giàu ý nghĩa - như những thanh âm rực rỡ trong bản hùng ca bất tận về hòa bình, độc lập và khát vọng dựng xây đất nước.